Logo

    Tìm kiếm: nghề thủ công

    24 kết quả được tìm thấy

    Để làm nên một sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Ảnh: Hoàng Hiệp

    Thủ công mỹ nghệ góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

    Công nghiệp-

    Ninh Bình - vùng đất địa linh nhân kiệt, với truyền thống lịch sử, văn hóa trải dài hàng nghìn năm, hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, sự phát triển của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ bao chứa cả văn hóa dân tộc và tinh hoa của người Cố đô. Đây được xem là nền tảng cho sự đổi mới, phát triển các ngành thiết kế sáng tạo và du lịch, tạo thêm động lực thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa phát triển.

    Nghề cói ở Kim Sơn

    Nghề cói ở Kim Sơn

    Du Lịch-

    Từ bao đời nay, cây cói gắn bó với con người và vùng đất Kim Sơn mặn mòi vị biển. Nghề cói Kim Sơn là nghề thủ công truyền thống cũng được hình thành từ hàng trăm năm trước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề cói ngày càng khẳng định vị thế của mình và được gìn giữ, phát triển cho đến ngày nay. Nghề cói Kim Sơn vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

    Nắng gọi làng nghề

    Nắng gọi làng nghề

    Ảnh-

    Kim Sơn- vùng đất của những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Cói Kim Sơn được nhiều thị trường quốc tế ưa chuộng bởi là sản phẩm thân thiện với môi trường. Để sản xuất ra các sản phẩm cói bóng, bền, đẹp...đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, yếu tố thời tiết góp phần rất quan trọng

    Đánh thức tinh hoa nghề thủ công mỹ nghệ

    Đánh thức tinh hoa nghề thủ công mỹ nghệ

    Kinh tế-

    Trải qua bao thăng trầm của thời gian, các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu chúng ta đưa làng nghề vào khai thác, phát triển du lịch thì giá trị của nó sẽ còn được nâng lên một tầm cao mới.

    Giữ nét đẹp làng nghề thêu truyền thống

    Giữ nét đẹp làng nghề thêu truyền thống

    Kinh tế-

    Ở làng nghề thêu Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư hiện nay vẫn có những nghệ nhân gắn bó và dành nhiều tâm huyết để lưu giữ, phát triển truyền thống của quê hương. Trong đó có chị Vũ Thị Hồng Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH thêu Minh Trang - Nghệ nhân ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu năm 2020 vì "Đã có nhiều cống hiến trong giữ gìn và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống".

    Kim Sơn: Nghề thủ công mỹ nghệ gặp khó do dịch Covid-19

    Kim Sơn: Nghề thủ công mỹ nghệ gặp khó do dịch Covid-19

    Công nghiệp-

    Nghề thủ công mỹ nghệ là nguồn sinh kế quan trọng của người dân huyện Kim Sơn. Tuy nhiên những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 gây ra, ngành nghề này đang gặp phải khó khăn, thách thức lớn.

    Kim Sơn quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, di sản văn hóa

    Kim Sơn quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, di sản văn hóa

    Văn Hóa-

    Trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện có 35 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 6 di tích cấp quốc gia, 29 di tích cấp tỉnh và gần 70 di tích chưa xếp hạng. Hệ thống di tích lịch sử và di sản văn hóa phi vật thể của huyện khá phong phú, bao gồm các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian, lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian… Thực tế đó đòi hỏi công tác quản lý và phát huy các giá trị di tích, di sản cần được quan tâm, thực hiện tốt.

    Phát triển nghề đan bèo bồng truyền thống

    Phát triển nghề đan bèo bồng truyền thống

    Xã hội-

    Vài năm gần đây, khi nghề thủ công mỹ nghệ làm bằng cói đã dần bão hòa, các chủ doanh nghiệp đã tìm hướng đi mới cho mình tại các thị trường châu Âu, châu á với các sản phẩm làm từ bèo bồng, do chất lượng bền, đẹp và đặc biệt thân thiện với môi trường. Cũng từ đó, nghề đan bèo bồng song hành phát triển cùng nghề đan hàng cói và đang có xu hướng phát triển ổn định và bền vững hơn.

    Gia Tân: Giữ gìn nghề đan cót truyền thống

    Gia Tân: Giữ gìn nghề đan cót truyền thống

    Xã hội-

    Thôn Vân Thị, xã Gia Tân (Gia Viễn) nổi tiếng với nghề đan cót truyền thống hàng trăm năm nay và được xem là một trong những ngành nghề tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Trong bối cảnh cơ chế thị trường phát triển mạnh, nhiều sản phẩm tiêu dùng công nghiệp ra đời đã khiến cho nhiều làng nghề thủ công truyền thống lao đao thì tại Gia Tân, cấp ủy, chính quyền xã cùng người dân thôn Vân Thị vẫn đang nỗ lực bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống của quê hương.

    Phát triển các sản phẩm truyền thống phục vụ du lịch

    Phát triển các sản phẩm truyền thống phục vụ du lịch

    Kinh tế-

    Ninh Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, lại có nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Theo thống kê của Sở Công thương, hiện toàn tỉnh có 76 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí. Có những làng nghề phát triển hàng trăm năm nay như: Làng nghề thêu ren Ninh Hải, chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, các làng nghề cói Kim Sơn... Các làng nghề sẽ là điểm đến của du khách để tìm hiểu các sản phẩm tinh xảo được chế tác khéo léo bằng thủ công gắn với lịch sử của các làng nghề, đồng thời hỗ trợ để nâng cao giá trị các tuyến, tour du lịch của tỉnh.

    Kim Sơn: Nâng cao thu nhập cho người dân bằng nghề truyền thống

    Kim Sơn: Nâng cao thu nhập cho người dân bằng nghề truyền thống

    Công nghiệp-

    Thủ công mỹ nghệ là nghề truyền thống mà người dân huyện Kim Sơn đã gắn bó hàng thế kỷ nay. Cho đến hiện tại, ngành nghề này vẫn nắm giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của các hộ gia đình nơi đây. Xác định thế mạnh đó, các cấp, các ngành huyện Kim Sơn đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả nhằm duy trì và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ. Nhờ vậy, nhiều làng nghề sản xuất và chế biến mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện đã được khôi phục và phát triển, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho nhiều lao động nông thôn.

    Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn

    Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn

    Kinh tế-

    Ninh Bình là tỉnh có thế mạnh về các nghề thủ công mỹ nghệ, nhiều làng nghề có lịch sử hàng trăm năm. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, làng nghề đã đóng vai trò là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế... Do vậy, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ là gìn giữ yếu tố văn hóa mà còn có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    Gìn giữ hồn linh vật Việt

    Gìn giữ hồn linh vật Việt

    Văn Hóa-

    Ninh Bình là địa phương còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu, trong đó có di tích lịch sử còn lưu giữ được các hiện vật nguyên gốc. Ninh Bình cũng là địa phương có nhiều làng nghề thủ công truyền thống lâu đời. Bởi vậy, Ninh Bình và Đà Nẵng là 2 "điểm nóng" trong cả nước về việc chế tác, sử dụng biểu tượng ngoại lai. Tuy nhiên, sau khi Công văn số 2662, ngày 8 tháng 8 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam được ban hành thì Ninh Bình là địa phương có những chuyển biến tích cực, hầu như không còn biểu tượng, sản phẩm, linh vật ngoại lai.

    Để làng nghề phát triển bền vững

    Để làng nghề phát triển bền vững

    Kinh tế-

    Ninh Bình là tỉnh có thế mạnh về các nghề thủ công mỹ nghệ, nhiều làng nghề có lịch sử hàng trăm năm. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp ở địa phương đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới. Do vậy, phát triển bền vững làng nghề là một hướng đi tích cực, đúng đắn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, với việc phát triển một cách tự phát, không có sự đầu tư, nhiều làng nghề đã ngừng hoạt động, nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một…

    Lập nghiệp bằng niềm đam mê

    Lập nghiệp bằng niềm đam mê

    Kinh tế-

    "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn" là câu châm ngôn anh Dương Tiến Dũng (sinh năm 1983) luôn nhắc nhở bản thân trên con đường lập nghiệp. Suốt mười hai năm gắn bó với nghề thủ công mỹ nghệ, đến nay, anh Dương Tiến Dũng đã trở thành Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư sản xuất và Thương mại Tiến Dũng.

    Nho Quan: Kết nối du lịch - làng nghề

    Nho Quan: Kết nối du lịch - làng nghề

    Kinh tế-

    Nho Quan là địa bàn sinh sống của số đông người dân tộc Mường Ninh Bình, những bản sắc văn hóa đặc trưng vẫn còn được giữ gìn khá nguyên vẹn, bên cạnh đó là sự duy trì các nghề thủ công truyền thống qua nhiều thế hệ. Do đó, Nho Quan có thế mạnh và tiềm năng về du lịch cộng đồng. Với những lợi thế đó, Đảng bộ huyện Nho Quan xác định đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống làm nền tảng phát triển du lịch là hướng đi cần thiết.

    Sản xuất tiểu thủ công nghiệp cần tiếp tục được hỗ trợ phát triển

    Sản xuất tiểu thủ công nghiệp cần tiếp tục được hỗ trợ phát triển

    Công nghiệp-

    Ngành tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ở Ninh Bình nói chung và các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nói riêng đã khẳng định được vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu; thúc đẩy du lịch phát triển và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Nhằm nâng tầm các nghề thủ công truyền thống của địa phương và thúc đẩy sự phát triển của nó trong điều kiện hiện nay, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều quyết sách để khai thác các thế mạnh của các loại hình nghề truyền thống. Xin giới thiệu với bạn đọc nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Báo Ninh Bình với đồng chí Phạm Thị Hồng, TUV, Giám đốc Sở Công thương xung quanh vấn đề này.

    Cần "tái cơ cấu" làng nghề

    Cần "tái cơ cấu" làng nghề

    Công nghiệp-

    Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, hàng loạt các khó khăn như mất thị trường, thiếu vốn, giá cả đầu vào tăng cao... đang là những thách thức đối với các làng nghề thủ công truyền thống. Những làng nghề đã làm nên sắc thái của mỗi vùng quê giờ đang có nguy cơ mai một. Tuy nhiên trong số đó vẫn có nhiều làng nghề duy trì và phát triển tìm được hướng đi riêng trong giai đoạn hiện nay. Để vực dậy và duy trì phát triển các làng nghề truyền thống, đưa làng nghề trở về đúng vị trí của nó đòi hỏi phải có một quá trình "tái cơ cấu" làng nghề. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Công thương. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long